Với các công trình xây dựng hiện nay, ngoài việc đảm bảo về yếu tố công năng, tính thẩm mỹ, yếu tố cách nhiệt bảo ôn cũng rất được chú trọng. Sử dụng vật liệu cách nhiệt phù hợp với công trình góp phần tạo ra một môi trường sống và làm việc thoải mái hơn. Giúp duy trì nhiệt độ trong phòng ổn định hơn, không bị lạnh vào mùa đông hay bị nóng vào mùa hè do hiện tượng truyền nhiệt qua kết cấu tường vách, trần, sàn mái nhà.
Theo các chuyên gia vật liệu xây dựng thì những loại vật liệu có hệ số dẫn nhiệt ở mức dưới 0.157w/m.oC được gọi là vật liệu cách nhiệt. Hệ số dẫn nhiệt hay còn gọi là truyền nhiệt càng nhỏ thì khả năng truyền nhiệt càng kém, có nghĩa là khả năng cách nhiệt càng cao.
Tham khảo hệ số dẫn nhiệt của một số loại vật liệu:
+ Hệ số dẫn nhiệt của không khí: λ = 0,024W/m.ºK
+ Hệ số dẫn nhiệt của Xốp XPS: λ = 0,030W/m.ºK
+ Hệ số dẫn nhiệt của Xốp PE: λ = 0,032W/m.ºK
+ Hệ số dẫn nhiệt của Xốp EPS: λ = 0,039W/m.ºK
+ Hệ số dẫn nhiệt của Bông khoáng Rockwool: λ = 0,045W/m.ºK
+ Hệ số dẫn nhiệt của Bông thủy tinh Glass wool: λ = 0,051W/m.ºK
+ Hệ số dẫn nhiệt của Thạch cao: λ = 0,58W/m.ºK
+ Hệ số dẫn nhiệt của Bê tông: λ = 2,00W/m.ºK
Vật liệu ngăn cản sự truyền nhiệt, dẫn nhiệt được sử dụng với mục đích chính là giữ nhiệt độ ổn định cho công trình. Nhiệt độ trong phòng sẽ không bị ảnh hưởng hay thay đổi bởi yếu tố nóng/lạnh bên ngoài, tránh hiện tượng thất thoát nhiệt qua các kết cấu gây lãng phí điện năng.
Xốp Remak® XPS có hệ số dẫn nhiệt thấp λ = 0,030W/m.ºK
Tuy nhiên theo các chuyên gia về lĩnh vực vật liệu xây dựng thì không phải loại vật liệu nào cũng có khả năng cách nhiệt, ngăn sự truyền nhiệt giống nhau và dùng được cho mọi hạng mục hay mọi công trình. Vậy cần chọn và sử dụng vật liệu cách nhiệt như nào cho phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất?
Xem thêm
- Báo giá Xốp Remak® XPS, Xốp PE, Xốp EPS
- Báo giá bông khoáng Rockwool
- Báo giá bông thủy tinh Glasswool
Như đã nói ở trên, mỗi loại vật liệu cách nhiệt bảo ôn lại có những đặc tính riêng cũng như ưu điểm và ứng dụng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng, công năng của công trình, kích thước & vị trí lắp đặt, v.v.
Để lựa chọn đúng loại vật liệu bảo ôn cách nhiệt phù hợp nhất với công trình của mình, chúng ta cần lưu ý đến những yếu tố sau đây:
Hệ số dẫn nhiệt K Value
K Value là đại lượng vật lý đặc trưng cho biết khả năng dẫn nhiệt của vật liệu. Vật liệu nào có hệ số K càng thấp càng tốt (K cao nhất là bằng 1) vì nó có thể giảm lượng nhiệt thất thoát ra ngoài. Nhờ vậy, giảm tiêu hao điện năng cho việc sưởi ấm mùa đông hoặc làm mát phòng vào mùa hè nóng nực.
Hệ số R thể hiện khả năng ngăn cản sự truyền nhiệt của vật liệu ở một độ dày nhất định hay còn gọi là hệ số cản trở nhiệt. Hệ số dẫn nhiệt K tỉ lệ nghịch vs hệ số cản trở nhiệt R. Hệ số cản trở nhiệt lớn thì vật liệu cách nhiệt tốt. Như vậy nếu vật liệu có hệ số dẫn nhiệt càng bé thì hệ số cản trở nhiệt càng lớn và đó là vật liệu cách nhiệt tốt hơn
Theo các chuyên gia về vật liệu xây dựng thì khả năng dẫn nhiệt của vật liệu cũng phụ thuộc vào tính chất tự nhiên và tỉ trọng của chúng. Theo đó vật liệu nào có tỉ trọng càng cao thì khả năng dẫn nhiệt càng tốt, cách nhiệt kém. Không khí trong môi trường tĩnh được coi là môi trường cách nhiệt tốt nhất.
Cường độ nén cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng dẫn nhiệt, truyền nhiệt của vật liệu. Cường độ nén càng cao thì khả năng cách nhiệt giảm.
Mỗi vật liệu có hệ số phát xạ nhiệt ε khác nhau. Đây là đại lượng đặc trưng cho mức độ hấp thụ và bức xạ nhiệt của bề mặt vật liệu (dao động từ 0-1). Theo đó bức xạ được hiểu là sự lan tỏa hoặc truyền dẫn năng lượng dưới dạng sóng hoặc hạt phân tử qua không gian hoặc thông qua môi trường dẫn. Vì vậy vật liệu nào có độ phát xạ càng nhỏ thì nhiệt phát ra từ bề mặt càng thấp, được coi là vật liệu cách nhiệt tốt và ngược lại
Bảng chi tiết giá trị hệ số phát xạ nhiệt của một số loại vật liệu
- Giấy nhôm: 0.04.
- Nhôm đánh bóng cao: 0.039 – 0.057.
- Nhôm anodized: 0.77.
- Nhôm thô: 0.07.
- Thạch cao – Plaster: 0.80 – 0.90.
- Tuyết – Snow: 0.83.
- Vữa, Hồ dầu – Mortar: 0.89 – 0.91.
- Bê tông – Concrete: 0.94.
- Cát – Sand: 0.94.
- Đá hoa cương – Marble: 0.94.
- Kính – Glass: 0.90 – 0.94.
- Gốm sứ – Ceramic: 0.9 – 0.94.
- Nhựa đường – Asphalt: 0.90 – 0.98.
- Xi măng – Cement: 0.96.
- Đất – Soil: 0.92 – 0.96.
- Nước – Water: 0.92 – 0.96.
- Nước đá – Ice: 0.96 – 0.98.
- Gạch đỏ thô – Brick, red rough: 0.93 – 0.96.
- Áo quần (màu đen) – Cloth (black): 0.98.
Qua bảng trên có thể thấy vật liệu nhôm có hệ số phát xạ rất thấp nghĩa là độ phản xạ nhiệt của vật liệu này rất cao, lên tới 97%. Và đó là lí do màng nhôm thường được dùng để làm lớp bọc ngoài các sản phẩm cách nhiệt bảo ôn như: ống gió, bông thủy tinh, bông khoáng, …
Độ phản xạ của vật liệu được định nghĩa là một đại lượng thể hiện khả năng phản xạ tia bức xạ nhiệt trên bề mặt của vật liệu, thể hiện khả năng chống lại sự xâm nhập của tia bức xạ và bên trong vật liệu. Do vậy, vật liệu nào có độ phản xạ càng cao thì khả năng bức xạ càng thấp hay khả năng chống lại bức xạ càng tốt.
Quý khách cần lưu ý rằng mỗi loại công trình đều có công năng khác nhau, thiết kế khác nhau, và vị trí, các hạng mục khác nhau sẽ cần vật liệu cách nhiệt khác nhau. Do đó muốn công trình đạt hiệu quả cách nhiệt cao nhất cần xem xét đến yếu tố này.
Do vậy, nếu tìm kiếm vật liệu cách nhiệt bảo ôn cho công trình, quý khách hãy lưu ý tìm kiếm sản phẩm phù hợp dựa trên các yếu tố trên để có thể chọn đúng loại vật liệu hợp nhất cho công trình và mang lại hiệu suất nhiệt cao nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến việc chọn vật liệu hay cần tư vấn về thi công bảo ôn cách nhiệt, quý khách vui lòng gọi đến số hotline của Remak để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!
Xem định vị:
- Tổng công ty: Lô 10, khu CN Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội.
- Kho Mỹ Đình: Đối diện 304 đường K2, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Nhà máy: KCN Mông Hóa, Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Hòa Bình.
- Chi nhánh Đà Nẵng: Lô 35, Đường số 4, KCN Đà Nẵng, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
- Chi nhánh Sài Gòn: Số 181 đường Dương Công Khi, Tân Hiệp, Hóc Môn.
* Để rõ đường đi và thuận lợi cho đôi bên Quý khách vui lòng Click vào đây để xem chi tiết.